Những năm qua, ngành Y tế đã quan tâm làm tốt công tác thông tin, truyền thông với nhiều nội dung đa dạng, phong phú, dễ hiểu, dễ thực hiện và phù hợp với từng đối tượng để người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe, hướng tới mỗi người dân và cộng đồng tự thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, chủ động phòng, nỗ hu ...

Những năm qua, ngành Y tế đã quan tâm làm tốt công tác thông tin, truyền thông với nhiều nội dung đa dạng, phong phú, dễ hiểu, dễ thực hiện và phù hợp với từng đối tượng để người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe, hướng tới mỗi người dân và cộng đồng tự thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, chủ động phòng, nỗ hu . Nhân Ngày Quốc tế Phòng, nỗ hu 27/12, phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc trao đổi với Thạc sỹ Lê Hoàng Nam, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Hướng tới mỗi người dân và cộng đồng tự thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, chủ động phòng, nỗ hu

Thông qua công tác tuyên truyền, người dân được tiếp cận với nhiều thông tin về phòng, nỗ hu .

PV: Thưa đồng chí, rất nhiều người chưa biết về Ngày Quốc tế Phòng, nỗ hu 27/12. Đồng chí có thể giới thiệu những nét khái quát về ngày này? 

Đồng chí Lê Hoàng Nam: Ngày 27/12 là Ngày Quốc tế Phòng, nỗ hu (International Day of Epidemic Preparedness) do Việt Nam đề xuất và đã được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đồng thuận, thông qua trong Nghị quyết A/RES/75/27 ngày 7/12/2020. Sáng kiến của Việt Nam về Ngày Quốc tế Phòng, nỗ hu được đưa ra đúng vào thời điểm đại dịch COVID-19 tiếp tục lây lan mạnh mẽ và gây ra những hậu quả nặng nề cho nhân loại nên đã nhận được sự ủng hộ và quan tâm của cộng đồng quốc tế.

Ngày 27/12 được chọn làm Ngày Quốc tế Phòng, nỗ hu do đây là ngày sinh của nhà bác học Louis Pasteur, một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho y tế dự phòng. Các công trình nghiên cứu của ông về căn nguyên dẫn đến bệnh dịch và điều chế vắc xin đã và đang tiếp tục cứu sống nhiều người trên toàn thế giới. Ngày Quốc tế Phòng, nỗ hu tập trung nâng cao nhận thức của từng cá nhân, từng cộng đồng và các quốc gia về việc thường xuyên phòng, nỗ hu . Bởi có nhiều quan điểm cho rằng sự chuẩn bị sẵn sàng là một khoản đầu tư đúng đắn với chi phí thấp hơn nhiều so với các khoản chi khẩn cấp.

PV: Thưa đồng chí, phòng, nỗ hu giai đoạn hậu COVID-19 cần chú trọng những nội dung gì? 

Đồng chí Lê Hoàng Nam: COVID-19 đã cướp đi hàng triệu sinh mạng và kéo lùi sự phát triển của nền kinh tế thế giới hàng thập kỷ... Nếu chúng ta sẵn sàng thì chúng ta có thể cứu sống và ngăn chặn dịch bệnh phát triển thành đại dịch, chính vì điều này mà COVID-19 "phải là cảnh báo cuối cùng của chúng ta". Do xung quanh chúng ta còn rất nhiều những mối đe dọa của các dịch bệnh truyền nhiễm vẫn còn tiềm tàng. Có thể là bệnh dịch tái nổi và một số dịch bệnh mới nổi. Trong đó có sự bùng phát của các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin, đặc biệt là ở những khu vực có cơ sở hạ tầng và nguồn lực y tế hạn chế, đồng thời khó phát hiện và ứng phó kịp thời. 

Hướng tới mỗi người dân và cộng đồng tự thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe chủ động phòng nỗ hu
Khám cho bệnh nhi tại Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh.

 

Chính vì thế chúng ta cần có một số lưu ý về công tác phòng, nỗ hu giai đoạn hậu COVID-19, đó là: Tập trung bao phủ vắc xin với tỷ lệ cao nhất có thể với các nhóm đối tượng đang trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo của Quốc gia và Quốc tế. Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về công tác tiêm chủng phòng bệnh, đặc biệt là có tầm nhìn và có những hoạch định chính sách cho kế hoạch tiêm chủng trọn đời để có thể bảo vệ nhiều nhóm đối tượng hơn nữa bằng vắc xin. Nâng cao chất lượng của hệ thống giám sát dịch bệnh, qua đó phát hiện sớm dịch bệnh trong cộng đồng, đồng thời có những chiến lược ứng phó khẩn cấp với các tình huống phát sinh dịch bệnh. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới trong công tác dự báo dịch để chủ động hơn trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, cần tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức chính trị, ban, ngành, đoàn thể, cá nhân đối với công tác phòng, chống dịch, xây dựng các kế hoạch cộng đồng chung tay phòng, chống dịch.

PV: Thưa đồng chí, các hoạt động mà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hưởng ứng Ngày Quốc tế Phòng, nỗ hu 27/12 tập trung vào những nội dung gì?

Đồng chí Lê Hoàng Nam: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã xây dựng Kế hoạch hưởng ứng Ngày Quốc tế Phòng, nỗ hu . Trong đó tập trung vào việc tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày Quốc tế Phòng, nỗ hu với mục tiêu nâng cao ý thức phòng bệnh của người dân, cộng đồng; chủ động tham gia phòng, nỗ hu , nâng cao sức khỏe. Tăng cường tuyên truyền các thông điệp, tài liệu truyền thông phòng, chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên mạng xã hội và các kênh truyền thông do ngành Y tế địa phương quản lý. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình truyền thông: Truyền hình, truyền thanh, áp phích, băng rôn, tờ rơi... lồng ghép tuyên truyền trong các cuộc họp, hội nghị để nâng cao hiệu quả truyền thông và thu hút sự chú ý của cộng đồng; xây dựng tuyến tin, bài, ảnh, phóng sự, đăng tải trên các kênh truyền thông, báo, đài địa phương để cung cấp thông tin về Ngày Quốc tế Phòng, nỗ hu (27/12) và các hoạt động phòng, nỗ hu . Tiếp tục đẩy mạnh giám sát dựa vào sự kiện, phát hiện sớm các trường hợp mắc tại cộng đồng và tại cơ sở khám, chữa bệnh, điều tra, xử lý triệt để ổ dịch.

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

Kim Thoa (tổng hợp Báo Ninh Bình)